Khai thác sức mạnh hàm If trong Excel | Khả năng kết hợp hàm

Hàm IF trong Excel là một trong những hàm cơ bản mạnh mẽ nhất để thực hiện các phép tính và kiểm tra điều kiện trong một vùng hoặc một phạm vi cụ thể nào đó. Hàm này cho phép bạn thực hiện một loạt các kiểm tra logic và trả về kết quả khác nhau dựa trên kết quả của điều kiện đó.

Bạn có thể đưa ra điều kiện logic và thực hiện hành động khi nó trả về kết quả. Nó sẽ kiểm tra một điều kiện và trả về giá trị nếu điều kiện đúng hoặc sai. Ngoài ra, hàm IF còn kết hợp với rất nhiều hàm khác nhau trong Excel như hàm Left, Right, Mid, Vlookup,…

Giới thiệu hàm IF trong Excel

Khái niệm

Hàm IF là một trong những hàm phổ biến nhất trong Excel cơ bản, nó thuộc hàm điều kiện cho phép bạn so sánh logic giữa các giá trị, các biến với nhau. Kết quả của hàm có thể là một giá trị, một chuỗi văn bản, một công thức,…

Có thể nói hàm điều kiện IF là một hàm rất mạnh mẽ trong việc xử lý một hoặc nhiều điều kiện, có thể kết hợp đa dạng với các hàm khác nhau trong Excel. Các hàm điều kiện trong excel khác có thể xuất hiện trong phần điều kiện hay phần kết quả trả về một cách linh hoạt.

Cú pháp

=IF(logical_test, [value_if_true], [value_if_false])

Trong đó:

  • Logical_test (Bắt buộc): Điều kiện logic bạn muốn kiểm tra
  • Value_if_true (Bắt buộc): Giá trị bạn muốn trả về nếu kết quả của Logical_test là đúng
  • Value_if_false (Bắt buộc): Giá trị bạn muốn trả về nếu kết quả của Logical_test là sai.

Nhìn vào công thức từ trái qua phải, bạn hãy liên tưởng tới câu điều kiện “Nếu…thì” và câu điều kiện nếu thì sẽ có 2 trường hợp xảy ra nếu nó xảy ra hoặc không. Ví dụ nếu hôm nay trời mưa thì sẽ có 2 khả năng tôi không đi câu cá hoặc tôi đi câu cá do trời hôm nay có thể có mưa hoặc không mưa. Thực tế như nào thì trong công thức cũng như vậy, hãy cùng mình tìm hiểu qua từng ví dụ ngay dưới đây.

Ví dụ hàm if trong excel đơn giản

Giả sử chúng ta có một bảng điểm của các học sinh, yêu cầu điền vào cột “Xét duyệt” là “Đạt” hoặc “Không đạt” thỏa mãn điều kiện tổng điểm từ 20 trở lên.

ví dụ hàm if trong excel
ví dụ hàm if trong excel

Đối với những bạn mới học Excel, hãy làm từng bước một, bài toán trên bạn cần lấy ra 3 dữ kiện tương ứng với điều kiện, kết quả trả về khi đúng, kết quả trả về khi sai. Và 3 thành phần tương ứng như sau:

  • Điều kiện so sánh: Tổng điểm >=20 (Từ 20 trở lên)
  • Kết quả trả về khi đúng: “Đạt”
  • Kết quả trả về khi sai: “Không đạt”

Và công thức sẽ là: =IF(G4>=20,”Đạt”,”Không đạt”)

công thức ví dụ hàm if
công thức ví dụ hàm if

Bạn nên chú ý đọc kỹ câu hỏi nếu không sẽ bị sai phần điều kiện, ví dụ ở đây từ 20 trở lên nhưng bạn lại để công thức phần điều kiện là “>20”. Và kết quả sẽ là:

kết quả ví dụ 1 hàm IF
kết quả ví dụ 1 hàm IF

Hàm IF kết hợp hàm And, Or

Hàm IF trong excel có thể được kết hợp với các hàm logic And và Or để xử lý các điều kiện phức tạp hơn. Các bạn hãy xem một vài ví dụ dưới đây để hiểu cách sử dụng sự kết hợp của những hàm này.

Giả sử bạn muốn kiểm tra xem một sinh viên có đạt cả điểm toán và điểm lý thỏa mãn điểm toán và điểm lý phải lớn hơn 5.

Ví dụ hàm if kết hợp hàm and
Ví dụ hàm if kết hợp hàm and

Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng hàm IF kết hợp với hàm And vì yêu cầu đề bài một sinh viên vừa phải điểm toán và điểm lý lớn hơn 5. Hàm AND nếu tất cả điều kiện nằm trong nó đúng thì sẽ đúng, ngược lại chỉ một điều kiện sai sẽ sai hết. Nên công thức sẽ là: =IF(AND( X>5, Y>5), “Đạt”, “Không đạt”)

Công thức ví dụ hàm if kết hợp với hàm and
Công thức ví dụ hàm if kết hợp với hàm and

Trong công thức trên, D3 là ô chứa điểm toán và E3 là ô chứa điểm lý. Nếu cả hai điểm đều lớn hơn 5, hàm IF sẽ trả về “Đạt”, ngược lại, nó sẽ trả về “Không đạt”.

kết quả ví dụ hàm if kết hợp với hàm and
kết quả ví dụ hàm if kết hợp với hàm and

Tương tự, bạn cũng có thể sử dụng hàm IF kết hợp với hàm Or để kiểm tra nếu một trong các điều kiện là đúng.

Ví dụ: Một sinh viên chỉ cần điểm toán hoặc điểm lý lớn hơn 5 sẽ là Đạt còn lại không đạt.

Yêu cầu của đề bài, chỉ cần điểm toán hoặc điểm lý lớn hơn 5 là “Đạt” do vậy chúng ta sẽ sử dụng hàm OR. Hàm OR nếu một điều kiện đúng sẽ đúng hết, nếu tất cả các điều kiện sai sẽ sai hết. Công thức bài toán này là: =IF(OR(X>5, Y>5), “Đạt”, “Không đạt”)

Công thức ví dụ hàm if kết hợp với hàm or
Công thức ví dụ hàm if kết hợp với hàm or

Trong công thức trên, nếu điểm toán hoặc điểm lý lớn hơn hoặc bằng 5, hàm IF sẽ trả về “Đạt”, ngược lại, nó sẽ trả về “Không đạt”. Và kết quả sẽ là:

kết quả ví dụ hàm if kết hợp với hàm or
kết quả ví dụ hàm if kết hợp với hàm or

Các lỗi hay gặp phải khi sử dụng hàm IF

Khi sử dụng hàm IF trong Excel, bạn có thể gặp phải một số lỗi phổ biến. Dưới đây là một số lỗi thường gặp và dưới đây sẽ là cách khắc phục lỗi.

Lỗi trả về True hoặc False trong hàm IF

Một lỗi thường gặp là hàm chỉ trả về kết quả là “True” hoặc “False” thay vì giá trị trả về cụ thể. Nguyên nhân của lỗi này có thể là do cú pháp sai hoặc định dạng ô không đúng. Để khắc phục, bạn cần kiểm tra lại cú pháp của hàm và đảm bảo rằng ô đang được định dạng đúng để hiển thị giá trị mong muốn.

Ví dụ: =IF(D8>8,”Đúng””Sai”)

Nhìn vào công thức này có thể nhận ra ngay bạn đã thiếu dấu phẩy giữa 2 giá trị trả về. Và kết quả nếu sai sẽ trả về “FALSE” nên bạn hãy chú ý phần cú pháp này nhé!

Giá trị trả về bằng 0

Một lỗi khác là hàm IF trả về giá trị 0 thay vì giá trị cụ thể. Nguyên nhân thường là do kiểu dữ liệu của ô đang được xử lý sai. Để khắc phục, bạn cần kiểm tra lại kiểu dữ liệu của ô và đảm bảo rằng nó đang được định dạng đúng.

Lỗi trả về là #NAME?

Lỗi “#NAME?” xuất hiện khi Excel không nhận diện được tên hoặc cú pháp của hàm. Điều này có thể xảy ra khi bạn nhập sai cú pháp hoặc tên hàm, hoặc khi tên hàm không tồn tại trong phiên bản Excel bạn đang sử dụng. Để khắc phục, bạn hãy kiểm tra lại cú pháp và tên hàm, đảm bảo đúng như công thức mẫu.

Ví dụ: =IFF(AND(D8>8,E8>5),”Đúng”,”Sai”)

Bạn có thể thấy tên hàm đang bị viết thừa chữ “F” nên hàm sẽ trả về lỗi #NAME? và một số trường hợp khác, nếu không phải tên hàm IF thì sẽ là một tên hàm khác.

Trong bài viết này, Tin học Thành Luân đã giới thiệu về hàm IF trong Excel, giới thiệu cú pháp và các ví dụ về cách sử dụng hàm điều kiện if này. Mình cũng đã đề cập đến một số lỗi phổ biến khi sử dụng hàm và cách khắc phục. Hy vọng rằng những thông tin này sẽ giúp bạn hiểu và sử dụng hàm một cách hiệu quả trong công việc của mình.

13 thoughts on “Khai thác sức mạnh hàm If trong Excel | Khả năng kết hợp hàm

  1. Pingback: [Chia Sẻ] 4 Cách Tính Đơn Giá Loại 1 Loại 2 Trong Excel

  2. Pingback: Cách Sử Dụng Hàm Left Trong Excel - Kết hợp hàm IF, VLOOKUP, LEN, FIND

  3. Pingback: Hàm IF nhiều điều kiện trong Excel và cách xử lý đơn giản

  4. Pingback: 4+ Cách Tính Đơn Giá Trong Excel Đơn Giản Chi Tiết Kèm Bài Tập Làm Thêm Cơ Bản

  5. Pingback: Hàm SUMIF: Cách sử dụng và ứng dụng hiệu quả trong tính toán

  6. Pingback: Cách xóa số 0 trong Excel có điều kiện kèm ví dụ thực tế

  7. Pingback: Hàm AND trong Excel - Hàm điều kiện Logic trả về TRUE hoặc FALSE

  8. Pingback: Hàm IF lồng nhiều điều kiện trong Excel kèm ví dụ chi tiết

  9. Pingback: Công thức Hàm hlookup trong Excel và cách sử dụng kèm ví dụ

  10. Pingback: Hàm ABS trong Excel là gì? Cách sử dụng và ví dụ thực tế - Tin Học Thành Luân

  11. Pingback: Công thức hàm INDEX trong Excel và cách sử dụng kèm ví dụ

  12. Pingback: Hàm VALUE trong Excel là gì? Cách sử dụng và ví dụ thực tế%

  13. Pingback: Hàm COUNTIF là gì? Cách sử dụng hàm ĐẾM có điều kiện

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *