Hàm Vlookup là một hàm trong Excel với chức năng dò tìm giá trị trong một bảng, giá trị mang đi dò tìm phải bằng với giá trị có trong bảng kia. Vậy nếu chúng ta cần dò tim từ 2 điều kiện trở lên thì như thế nào? Hãy cùng Tin Học Thành Luân tìm hiểu hàm vlookup 2 điều kiện trở lên là gì? và làm theo nhé!
Mục Lục
Hàm Vlookup là gì?
Trước tiên, các bạn cần phải biết khái niệm hàm Vlookup là gì, hàm VLOOKUP là một trong những hàm cơ bản của Microsoft Excel, được sử dụng để tìm kiếm và truy xuất giá trị trong một bảng dữ liệu. Hàm này thường được sử dụng khi bạn muốn tìm kiếm một giá trị trong một bảng dữ liệu lớn và phức tạp và trả về giá trị tương ứng với giá trị đó trong bảng.
Cú pháp của hàm VLOOKUP như sau:
=VLOOKUP(lookup_value, table_array, col_index_num, [range_lookup])
Trong đó:
- Lookup_value: là giá trị cần tìm kiếm trong bảng dữ liệu.
- Table_array: là vùng dữ liệu mà bạn muốn tìm kiếm giá trị.
- Col_index_num: là số thứ tự của cột trong vùng dữ liệu chứa giá trị bạn muốn trả về.
- Range_lookup: là một giá trị tùy chọn để quyết định cách thức tìm kiếm. Nếu không nhập giá trị này, mặc định là TRUE, nghĩa là tìm kiếm gần đúng. Nếu nhập giá trị FALSE, thì tìm kiếm chính xác.
Hàm Vlookup 2 điều kiện là gì?
Hàm VLOOKUP cũng cho phép tìm kiếm dữ liệu dựa trên nhiều điều kiện hơn. Để làm được điều này, chúng ta có thể kết hợp hàm VLOOKUP với hàm CONCATENATE để tạo ra một giá trị tìm kiếm phù hợp. Hàm VLOOKUP với hai điều kiện sẽ có cú pháp như sau:
=VLOOKUP(CONCATENATE(điều kiện 1, điều kiện 2), bảng dữ liệu, cột trả về, [range_lookup])
Trong đó:
- Concatenate: là hàm nối xâu ví dụ nối 2 ô A1 có giá trị “A” và ô B1 có giá trị “B” sẽ được kết quả AB.
- Điều kiện 1: là điều kiện thứ nhất để xác định vị trí của giá trị cần tìm kiếm.
- Điều kiện 2: là điều kiện thứ hai để xác định vị trí của giá trị cần tìm kiếm.
- Table_array: là vùng dữ liệu mà bạn muốn tìm kiếm giá trị.
- Col_index_num: là số thứ tự của cột trong vùng dữ liệu chứa giá trị bạn muốn trả về.
- Range_lookup: là một giá trị tùy chọn để quyết định cách thức tìm kiếm. Nếu không nhập giá trị này, mặc định là TRUE, nghĩa là tìm kiếm gần đúng. Nếu nhập giá trị FALSE, thì tìm kiếm chính xác.
Hàm Vlookup 2 điều kiện kết hợp hàm Concatenate
Ví dụ 1
Giả sử chúng ta có bảng số lượng sản phẩm đã bán của cửa hàng A, và cần điền vào bảng Tên Sản Phẩm dựa vào Bảng Tên Sản Phẩm dưới đây.

Để điền được Tên Sản Phẩm lấy từ Bảng Tên Sản Phẩm chúng ta cần phải sử dụng hàm VLOOKUP thế nhưng khi dò tìm chúng ta lại cần phải gộp mã lại mới có thể dò tìm được. Nên ở đây, chúng ta sẽ phải kết hợp với hàm CONCATENATE làm nhiệm vụ gộp Mã Sản Phẩm và Loại Sản Phẩm lại sau đó mới mang đi dò tìm trong Bảng Tên Sản Phẩm.
Chúng ta sẽ có công thức như sau:

Công thức: =VLOOKUP(CONCATENATE(B5,C5),$B$13:$C$16,2,0)
Trong đó:
- B5 là ô chứa tên sản phẩm.
- C5 là ô chứa loại sản phẩm.
- CONCATENATE(B5,C5): Gộp 2 dữ liệu này làm 1
- $B$13:$C$16: Vùng dữ liệu cần dò tìm Bảng Tên Sản Phẩm
- 2: Số thứ tự cột cần lấy giá trị, ở đây là Tên Sản Phẩm
Hàm CONCATENATE này sẽ ghép hai ô B5 và C5 lại với nhau thành một chuỗi duy nhất, giúp bạn xác định vị trí của sản phẩm trong bảng dữ liệu.
Và kết quả sẽ trả về là:

Hàm VLOOKUP 2 điều kiện sử dụng dấu và
Tương tự như hàm CONCATENATE thì dấu và “&” trong Excel cũng có chức năng nối 2 hoặc nhiều chuỗi ký tự khác nhau. Áp dụng trong bài toán giá trị cần dò tìm bị tách ra làm 2 làm 3. Chúng ta sẽ tham khảo tiếp ví dụ bên dưới đây sử dụng dấu và.
Ví dụ 2

Giả sử chúng ta có 2 bảng cũng cần tìm Tên Hàng dựa vào BẢNG 1 như ảnh trên.
Phân tích: Khi nhìn vào bảng chúng ta có thể thấy ngay cần dùng hàm VLOOKUP để dò tìm trong BẢNG 1 lấy ra Tên Hàng thế nhưng giá trị mang đi dò tìm lại bị tách riêng. Chúng ta thấy Mã hàng và Mã cuối đang không khớp so với Mã số ở BẢNG 1, Mã hàng có 3 ký tự cộng với Mã cuối 1 ký tự là 4 ký tự trong khi đó Mã số chỉ có 2 ký tự.
Ở đây, chúng ta cần phải lấy ra 1 ký tự bên trái chuỗi của cột Mã hàng để ra được ký tự đầu tiên khớp với ký tự đầu của cột Mã số. Sau đó chúng ta sẽ ghép Mã cuối lại để trùng khớp với Mã số rồi từ đây chúng ta dùng hàm VLOOKUP để dò tìm trong bảng.
Muốn lấy ký tự bên trái chuỗi chúng ta cần sử dụng tới hàm LEFT sau đó dùng dấu và “&” để nối với Mã cuối nhé. Chúng ta sẽ có công thức như sau:

Công thức: =VLOOKUP((LEFT(B21,1)&C21),$B$33:$C$39,2,0)
Trong đó:
LEFT(B21,1): Lấy 1 ký tự bên trái của cột Mã hàng
&C21: nối Mã cuối bởi dấu và
(LEFT(B21,1)&C21): giá trị cần dò tìm trong BẢNG 1
$B$33:$C$39: Vùng dò tìm cụ thể là BẢNG 1
2: Số thứ tự cột cần lấy giá trị ở đây là Tên hàng
Và kết quả như sau:

Như vậy, bài viết hàm Vlookup 2 điều kiện của mình với các hướng dẫn về cú pháp cũng như các ví dụ mình tin rằng sẽ giúp các bạn hiểu hơn và giải quyết được các bài toán. Các bạn có thể đọc nhiều hơn các bài viết về Excel cơ bản trên trang web của mình và nhớ để lại một bình luận hoặc chia sẻ bài viết với bạn bè nhé!
Pingback: Hàm Vlookup trong Excel là gì? Cách sử dụng và ví dụ
Pingback: Hàm IF lồng nhiều điều kiện trong Excel kèm ví dụ chi tiết
Pingback: 4+ Cách Tính Đơn Giá Trong Excel Đơn Giản Chi Tiết Kèm Bài Tập Làm Thêm Cơ Bản